Ngừng hoạt động Titan (dòng tên lửa)

Phần lớn các tên lửa ICBM Titan II đã được tân trang lại và sử dụng làm phương tiện phóng cho Không quân Hoa Kỳ, đạt tỉ lệ phóng thành công 100%.[33]

Đối với sứ mệnh đưa vệ tinh vào quỹ đạo, các tên lửa đẩy thường sử dụng nhiên liệu Hydro lỏng hoặc RP-1 (mang lại hiệu suất cao hơn) kết hợp chất oxy hóa là oxy lỏng có nhiều ưu điểm hơn việc sử dụng nhiên liệu hydrazine cùng với chất oxy hóa nitrogen tetroxide rất độc hại, yêu cầu phải có chuyên môn đối với loại nhiên liệu này. Lockheed Martin do đó đã quyết định kéo dài thời gian sử dụng dòng tên lửa đẩy Atlas thay vì sử dụng tên lửa đẩy Titan có giá thành đắt đỏ, đồng thời tham gia liên doanh với Nga để sử dụng tên lửa đẩy Proton hạng trung và tên lửa đẩy Delta IV hạng nặng mới của Boeing. Titan IVB là phiên bản cuối cùng của tên lửa Titan hoạt động với lần phóng cuối cùng diễn ra vào năm 2005 từ căn cứ không quân Vandenberg vào ngày 19/10/2005, mang theo vệ tinh chụp ảnh USA-186 cho National Reconnaissance Office.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Titan (dòng tên lửa) http://www.astronautix.com/t/titan.html http://www.astronautix.com/t/titan3m.html http://www.astronautix.com/t/titan5.html http://spaceflightnow.com/titan/g9/031018launch.ht... http://space.skyrocket.de/doc_lau/titan-2.htm http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap051027.html http://nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/viking.html http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a007056.pd... http://www.encyclopediaofarkansas.net/encyclopedia... https://books.google.com/books?id=c8PpO58QwowC&pg=...